A small medical forum
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

TIEU CHUAN CHAN DOAN BEO PHI (p2)

Go down

TIEU CHUAN CHAN DOAN BEO PHI (p2) Empty TIEU CHUAN CHAN DOAN BEO PHI (p2)

Post by bluerose Sun Oct 21, 2007 10:51 pm

BMI và người Á châu
Nhưng đó là những tiêu chuẩn cho người Âu Mĩ, thế còn trong người Á châu thì sao? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta thử áp dụng các tiêu chuẩn BMI của Tây phương vào việc ước tính xem có bao nhiêu người Việt và vài sắc dân khác trong vùng Đông Nam Á béo phì hay quá cân (2-5):
Bảng số 2a. Tỉ lệ phụ nữ quá cân và béo phì trong vài sắc dân Á châu dùng tiêu chuẩn BMI của Âu Mĩ
Tình trạng Việt Nam (1) Thái Lan (2) Đài Loan (3) Hồng Kông (4)
Thiếu cân 14,7 5,9 8,5 14,5
Bình thường 70,3 51,9 55,9 54,6
Quá cân 14,6 34,7 34,0 29,2
Bèo phì 0,4 7,5 1,6 1,7
Các con số phần trăm được tính trên (1) 1391 người Việt, (2) 507 người Thái, (3) 509 người Đài Loan, và (4) 190 người Hồng Kông. Tất cả đều trên 18 tuổi.
Bảng số 2b. Tỉ lệ đàn ông quá cân và béo phì trong vài sắc dân Á châu dùng tiêu chuẩn BMI của Âu Mĩ
Tình trạng Việt Nam (1) Thái Lan (2) Đài Loan (3) Hồng Kông (4)
Thiếu cân 21,2 7,6 2,8 11,2
Bình thường 65,8 61,2 44,0 50,4
Quá cân 12,9 28,8 49,2 35,7
Bèo phì 0,1 2,4 4,0 2,7
Các con số phần trăm được tính trên (1) 670 người Việt (2) 340 người Thái, (3) 570 người Đài Loan, và (4) 140 người Hồng Kông. Tất cả đều trên 18 tuổi.
Qua hai bảng thống kê trên đây, chúng ta thấy có khoảng 15% phụ nữ Việt Nam là quá cân hay béo phì, tức chỉ khoảng 1 phần 3 tỉ lệ trong phụ nữ Thái Lan (42%). Tuy nhiên, trong đàn ông, tỉ lệ quá cân và béo phì khoảng 13% trong người Việt, tức chỉ bằng phân nửa tỉ lệ trong người Thái Lan (31%). Chú ý tỉ lệ quá cân và béo phì của đàn ông Hồng Kông và Đài Loan đều cao hơn Thái Lan, nhưng trong phụ nữ tỉ lệ này không khác nhau đáng kể giữa Thái Lan, Hồng Kông và Đài Loan.
Nhưng nếu chỉ dựa vào BMI, chúng ta có thể kết luận sức khỏe người Việt khá tốt (vì dưới 0.5% dân số béo phì, và đại đa số - từ 66% đến 70% dân số - có chỉ số BMI bình thường)? Câu trả lời là “không”. Không thể dùng chỉ số BMI của người Tây phương để áp dụng cho người Việt nói riêng và người Á châu nói chung. Thật vậy, vì thiếu thốn số liệu nghiên cứu cho nên cho đến nay, giới y khoa vẫn chưa nhất trí với một tiêu chuẩn dựa vào BMI để chẩn đoán bèo phì. Một hội thảo gần đây do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức với sự tham gia của hầu hết các nhà nghiên cứu Á châu và Thái Bình Dương cũng không đi đến một kết luận dứt khoát. Cuối cùng để khỏi bẽ mặt, họ phải cho ra một bài báo èo uộc rằng họ chưa có đầy đủ dữ kiện để đi đến một tiêu chuẩn cho tất cả các sắc dân Á châu (6).
Mấu chốt của vấn đề là mối liên hệ giữa BMI và tỉ lệ chất béo thay đổi tùy theo sắc dân. Nhưng nói đến “mối liên hệ giữa BMI và tỉ lệ chất béo” là nói đến cái gì? Để hiểu vấn đề này chúng ta phải xem xét đến một tỉ số khác: tỉ số lượng chất béo trên mỗi BMI (tức lấy TLCB chia cho BMI). Nói chung giới nghiên cứu béo phì thế giới đều nhất trí rằng người Á châu có tỉ số TLCB:BMI cao hơn trong người Âu Mĩ (7). Nói cụ thể hơn, nếu một người Á châu có cùng chỉ số BMI với một người Mĩ, người Á châu đó có tỉ lệ chất béo trong cơ thể cao hơn người Âu Mĩ. Để minh họa cho trường hợp này, Tập san Lancet đăng một bức hình rất thú vị (xem dưới đây): hai bác sĩ có cùng chỉ số BMI (22.3 kg/m2), nhưng người bác sĩ gốc Anh có tỉ lệ chất béo chỉ 9,1%, trong khi đồng nghiệp người Ấn Độ có đến 21,2% chất béo trong cơ thể (Cool.


Trên bình diện dân số, có thể lấy một ví dụ bằng cách so sánh chỉ số BMI và TLCB (đo bằng máy DXA) phụ nữ một vài sắc dân như sau:
Bảng số 3. Tỉ số BMI:TLCB trong phụ nữ Á châu và Úc châu
Phụ nữ nước BMI (kg/m2) TLCB (%) TLCB:BMI
Thái Lan 23,7 34,5 1,46
Đài Loan 23,1 35,0 1,52
Hồng Kông 22,4 35,2 1,57
Úc châu 25,1 34,4 1,35
Nhìn vào chỉ số trung bình BMI trên, có thể nói phụ nữ các nước Á châu nói chung có chiều cao và trọng lượng rất lí tưởng, vì chỉ xoay quanh con số 22 đến 24 kg/m2. Nhưng những con số tỉ lệ chất béo cho một bức tranh hoàn toàn khác hẳn, tức là cao hơn những gì BMI cho thấy: không thua kém gì các phụ nữ người Úc. Nói theo ngôn ngữ bình dân “Thấy dzậy mà không phải dzậy”! Phụ nữ Á châu có thể trông mảnh khảnh đấy nhưng trong cơ thể họ chất béo khá nhiều đấy!
Đây là một phát hiện hay một sự thật rất quan trọng bởi vì nó có ý nghĩa và ảnh hưởng đến việc xác định và chẩn đoán béo phì trong người Á châu. Ý nghĩa của những con số này là: thứ nhất, không thể dùng không thể áp dụng tiêu chuẩn BMI>30 của người Âu Mĩ cho người Á châu; và thứ hai, không thể có một tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho tất cả người Á châu.
bluerose
bluerose

Posts : 43
Join date : 2007-10-14
Location : TP.HCM

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum