A small medical forum
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

TIEU CHUAN CHAN DOAN BEO PHI(p3)

Go down

TIEU CHUAN CHAN DOAN BEO PHI(p3) Empty TIEU CHUAN CHAN DOAN BEO PHI(p3)

Post by bluerose Sun Oct 21, 2007 10:52 pm

Tiêu chuẩn nào cho người Á châu?
Những phân tích trên đây còn còn gián tiếp cho thấy không thể dựa vào chỉ số BMI để chẩn đoán béo phì như giới y tế thường dựa vào bấy lâu nay. Xin nhắc lại, chẩn đoán béo phì chỉ nên dựa vào tiêu chuẩn vàng, tức là dựa vào tỉ lệ chất béo, TLCB, đo bằng máy DXA mới chính xác. Tiêu chuẩn TLCB>35 cho nữ giới và >25% cho nam giới không phân biệt sắc dân. Nhưng trong điều kiện không có máy DXA thì phải làm sao?
Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã chịu khó bỏ ra nhiều năm làm thử nghiệm và phát triển một phép tính TLCB khá chính xác. Phép tính này, hay nói đúng hơn là phương trình, do Gallagher và đồng nghiệp phát triển (9) chỉ dựa vào 2 con số: độ tuổi và chỉ số BMI. Theo phương trình này, TLCB cho người Á châu có thể ước tính như sau:
Đối với phụ nữ: TLCB = 63,7 – 735/BMI + 0,029*Age
Đối với đàn ông: TLCB = 51,6 – 735/BMI + 0,029*Age
(dấu “/” có nghĩa là “chia cho”, và dấu “*” có nghĩa là “nhân cho”.
Chẳng hạn như một phụ nữ Á châu, 50 tuổi, có chiều cao 1,5 m và cân nặng 60 kg (tức BMI = 60 / 1,52 = 26,7), tỉ lệ chất béo trong cơ thể có thể ước tính như sau: TLCB = 63,7 – 735/26,7 + 0,029*50 = 37,6). Như vậy, có thể nói phụ nữ này đang trong tình trạng “béo phì”.
Phương trình này còn có khả năng ước tính tỉ lệ chết béo rất chính xác cho một dân số. Trong một nhóm 832 người Thái Lan, tôi đã làm một so sánh giữa TLCB đo bằng máy DXA và TLCB ước tính bằng hai phương trình trên đây. Kết quả cho thấy giá trị trung bình TLCB của máy DXA là 27,9%, và do ước tính bằng phương trình là 28,0%, tức mức độ sai số trung bình chỉ 0,1%. Hệ số tương quan (coefficient of correlation) giữa TLCB đo bằng máy DXA và TLCB ước tính bằng hai phương trình trên là 0,88. Trong một nhóm phụ nữ Trung Quốc (n = 205), TLCB trung bình đo bằng DXA là 30,2%, và ước tính bằng công thức Gallagher là 29,5%, sai số chỉ 0,7%; hệ số tương quan trong nhóm này là 0,89. Nói tóm lại, có thể dùng công thức Gallagher để ước tính tỉ lệ chất béo trong cơ thể người Á châu khá chính xác trong khi chưa có máy DXA.
Xin nhắc lại, theo “tiêu chuẩn vàng”, TLCB trong đàn ông cao hơn 25%, thì người đó được chẩn đoán là “béo phì”; trong phụ nữ, nếu TLCB cao hơn 35% cũng được xem là béo phì. Bây giờ chúng ta có thể tính đảo ngược để trả lời câu hỏi: chỉ số BMI tối thiểu bao nhiêu để có thể nói một người đàn ông có TLCB > 25% và một phụ nữ có TLCB > 35% ? Nếu thế tiêu chuẩn 25 và 35 vào hai phương trình trên, câu trả lời cho câu hỏi trên là hai bất phương trình đảo:
Đối với phụ nữ: BMI > 735 / (28.7 + 0,029*Age)
Đối với đàn ông : BMI > 735 / (26.6 + 0,029*Age)
Bảng sau đây dùng hai công thức trên để tính chỉ số BMI tối thiểu cho từng độ tuổi cho phụ nữ và đàn ông Á châu để chẩn đoán béo phì:
Bảng số 4. Tiêu chuẩn xác định béo phì cho người Á châu (hay chỉ số BMI tối thiểu để chẩn đoán béo phì)
Độ tuổi Phụ nữ Đàn ông
20 >25,1 >27,0
25 >25,0 >26,9
30 >24,9 >26,8
35 >24,7 >26,6
40 >24,6 >26,5
45 >24,5 >26,3
50 >24,4 >26,2
55 >24,3 >26,1
60 >24,1 >25,9
65 >24,0 >25,8
70 >23,9 >25,7
75 >23,8 >25,5
80 >23,7 >25,4
85 >23,6 >25,3
90 >23,5 >25,2
Như thế, một phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi 25, với BMI 25,1 kg/m2 (tức chiều cao 1,62 và trọng lượng khoảng 65 kg) có thể xem là béo phì vì tỉ lệ chất béo trong cơ thể của cô được ước tính trên 35%. Tương tự, một người đàn ông tuổi 30 và BMI trên 26,8 (tức chiều cao 1,65 m và trọng lượng 73 kg) có thể xem là béo phì vì tỉ lệ chất béo cao hơn 25%. Những chỉ số BMI này cũng rất phù hợp với các nghiên cứu từ các nước khác như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.
Tất nhiên, những cách tính toán trình bày trên đây không thể thay thế DXA được, vì nó vẫn còn một số sai sót nhỏ, và do đó có thể một số chẩn đoán sẽ không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, lợi thế đáng kể của cách tính trên đây là nó rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được. Chỉ cần biết chiều cao, trọng lượng, và độ tuổi (tức là những thông tin ai cũng có thể biết rõ ràng) chúng ta có thể ước đoán tỉ lệ chất béo trong cơ thể khá chính xác, và biết mình có phải “béo phì” hay không.
Do đó, trong khi chưa có máy DXA để đo lượng béo trong cơ thể, và qua kinh nghiệm thực tế, chúng tôi (tôi và một số đồng nghiệp Thái Lan) tin rằng các tiêu chuẩn trình bày trong bảng thống kê trên rất có ích trong việc chẩn đoán tình trạng béo phì trong người Á châu.
Để kết thúc bài viết, xin tóm lược một số ý chính như sau:
(i) Không nên dùng tiêu chuẩn BMI>30 trong người Âu Mĩ để chẩn đoán béo phì cho người Á châu, vì một áp dụng như thế sẽ rất sai lầm trong chẩn đoán;
(ii) Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tình trạng béo phì là tỉ lệ chất béo trong cơ thể. Bất cứ đàn ông nào có tỉ lệ chất béo cao hơn 25% hay bất cứ phụ nữ nào có tỉ lệ chất béo cao hơn 35% có thể xem là “béo phì”;
(iii) Phương pháp chuẩn để đo lường tỉ lệ chất béo là máy DXA; nhưng trong trường hợp không có máy DXA, có thể dựa vào độ tuổi và chỉ số BMI để ước tính tỉ lệ chất béo khá chính xác;
(iv) Và dùng cách tính gián tiếp này, bất cứ đàn ông Việt Nam nào có BMI trên 27 và phụ nữ Việt Nam có BMI trên 25 đều có thể xem là béo phì.
Tài liệu tham khảo:
(1) World Health Organisation. Obesity: preventing and managing the global epidemic. Report of a WHO on obesity, Geneva, 3-5 June 1997. WHO: Geneva, 1998.
(2) Thuy VT, Chau TT, Cong ND, De DV, Nguyen TV. Assessment of low bone mass in Vietnamese: comparison of QUS calcaneal ultrasonometer and data-derived T-scores. Journal of Bone and Mineral Metabolism 2003; 21: 114-9.
(3) Pongchaiyakul C, Nguyen TV, Kosulwat V, Rojroongwasinkul N, Charoenkiatkul S, Sanchaisuriya P, Rajatanavin R. Defining obesity by body mass index and waist circumference in the Thai population: An epidemiologic study. International Journal of Obesity and Related Metabolic Disorders 2004; In press.
bluerose
bluerose

Posts : 43
Join date : 2007-10-14
Location : TP.HCM

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum